CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19

Dinh dưỡng có vai trò thế nào trong loại bỏ hậu Covid-19?

09/05/2022 14:14 (GMT+7)

Khi bị hậu Covid-19, cần có chế độ ăn thích hợp hơn, ăn uống đa dạng, chế biến nhừ, lỏng và chia thành nhiều bữa, tránh những thức ăn gây dị ứng.

Dinh dưỡng có vai trò thế nào trong loại bỏ hậu Covid-19? - Ảnh 1.

GS,TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam.

Câu hỏi: Sau nhiễm Covid-19 2 tháng, cơ thể tôi vẫn mệt mỏi, thường xuyên yếu người, hụt hơi. Tôi đã đi khám, không có nguyên nhân đặc biệt. Vậy tôi cần bổ sung dinh dưỡng thế nào để cơ thể nhanh chóng hồi phục?

Trả lời: 

GS,TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam:

Sau khi mắc Covid-19, có những người có thể hồi phục sau vài ngày, nhưng cũng nhiều người có các triệu chứng kéo dài vài tuần đến vài tháng sau khi xét nghiệm âm tính với Covid-19. Kể cả những người trong thời gian mắc Covid-19 không rõ triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ, thì cũng có thể có các biểu hiện mắc chứng hậu Covid-19…

Chúng ta chưa biết hết 203 triệu chứng hậu Covid-19. Thực thế, có những người ăn uống tốt, khỏe mạnh, tập thể thao cũng bị mắc hậu Covid-19. Vì thế, tôi cho rằng, người dân không nên lo lắng, cần phân biệt một số dấu hiệu bệnh lý khác bằng việc đi khám.

So với trước đây, người dân có nhận thức rất tốt về dinh dưỡng. Thức ăn cung cấp cho cơ thể hằng ngày 6 chất dinh dưỡng, trong đó có 4 chất cơ thể không thể tự tổng hợp gồm các chất vitamin, đạm, đường khoáng.

Trong đại dịch Covid-19, có khoảng 2,5% người tử vong. Những người nào có sức đề kháng tốt, tiêm phòng vaccine có miễn dịch chủ động, có dinh dưỡng tốt sẽ khỏe mạnh hơn.

Hiện có nhiều giả thuyết về độc tố của virus gây ra những rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể với khoảng 203 triệu chứng hậu Covid-19. Tuy nhiên, nếu người dân thực hiện chế độ ăn uống tốt, bổ sung vitamin chất khoáng trong cơ thể đầy đủ sẽ giảm nhiều hậu Covid-19.

Và chính hậu Covid-19 cũng giúp chúng ta nhận ra có những đối tượng cần phải chăm sóc dinh dưỡng thật tốt. Thí dụ, những người thiếu hụt vi chất trong cơ thể thì khả năng chống đỡ trong cơ thể kém. Người bị thừa cân, béo phì khi mắc Covid-19 bị nặng lơn, tỷ lệ tử vong cao hơn. Khi khỏi rồi, di chứng hậu Covid-19 nặng nề hơn.

Khi bị hậu Covid-19, cần có chế độ ăn thích hợp hơn, ăn uống đa dạng, chế biến nhừ, lỏng và chia thành nhiều bữa, tránh những thức ăn gây dị ứng. Nên tăng cường bổ sung các vi chất vitamin D, sắt, kẽm vào thực phẩm. Cố gắng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tuần 3 lần, mỗi lần 15 phút để tạo sức đề kháng cho cơ thể.

Sau khi Covid-19, cũng phải tập luyện từ nhẹ tới nặng. Tránh tuyệt đối khi đang mắc Covid-19 mà tập nặng thì sẽ ảnh hưởng cơ tim.


Theo baonhandan.vn
Đường dây nóng

Danh sách số điện thoại các bệnh viện

Bệnh viện Bạch Mai 09669 85 1616
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 0969 24 1616
Bệnh viện E 0912 16 8887
Bệnh viện Nhi Trung ương 0372 88 4712
Bệnh viện Phổi Trung ương 0967 94 1616
Bệnh viện Việt Nam - Thủy Điển - Uông Bí 0966 68 1313
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 0913 39 4495
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 0945 31 3999
Bệnh viện Trung ương Cần Thơ 0907 73 6736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội 0982 41 4127
Bệnh viện Vinmec Hà Nội 0934 47 2768
Bệnh viện Đà Nẵng 9093 58 3881
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh 0967 34 1010
Bệnh viện Nhi đồng 1 0913 11 7965
Bệnh viện Nhi đồng 2 0798 42 9841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai 0819 63 4807
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa 0913 46 4257
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa 0965 37 1515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 0989 50 6515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn 0396 80 2226
Bệnh viện Chợ Rẫy 0977 010 200
Top