CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19

Dùng tylenol trị nhức đầu, người bệnh COVID-19 cần lưu ý gì?

09/03/2022 15:31 (GMT+7)

Tylenol (acetaminophen) là một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc có thể đi kèm với những rủi ro mà người dùng cần biết đề phòng ngừa…

Tylenol là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho nhiều loại cơn đau, từ trẻ mọc răng đến đau do viêm khớp. Không có gì ngạc nhiên khi tylenol cũng là một loại thuốc thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị đau đầu (nhức đầu).

Hiểu rõ về liều lượng thích hợp và các nguy cơ tiềm ẩn là rất quan trọng khi dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn trong dùng thuốc, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc thay đổi thuốc…

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh COVID-19. Một số người sau khi khỏi bệnh vẫn gặp tình trạng đau đầu kéo dài (còn gọi là đau đầu hậu COVID-19)...

1. Thuốc hoạt động thế nào?

Tylenol (acetaminophen) được phân loại là thuốc giảm đau và hạ sốt. Nó được cho là hoạt động bằng cách tương tác với prostaglandin, hóa chất trong cơ thể gây ra viêm và đau.

Acetaminophen có tác dụng tốt trong điều trị đau đầu (nhức đầu) đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau đầu do căng thẳng.

photo-1646802549080

Nhức đầu là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân COVID-19

Một nghiên cứu năm 2016 của các nhà khoa học cho thấy acetaminophen làm giảm hiệu quả các triệu chứng của đau đầu kiểu căng thẳng với hầu hết các đối tượng giảm đau trong hai giờ.

Acetaminophen cũng rất hữu ích để điều trị chứng đau nửa đầu từ nhẹ đến trung bình, đặc biệt có hiệu quả đối với chứng đau nửa đầu khi kết hợp với aspirin và caffeine (trong các sản phẩm phối hợp dùng theo đơn của bác sĩ).

2. Liều lượng tylenol bao nhiêu là an toàn?

Tylenol có bán không cần kê đơn ở dạng viên nén, viên nang, thuốc nhai, dung dịch và thuốc đạn…

Liều tiêu chuẩn dành cho người lớn đối với tylenol là hai viên nang 325 mg mỗi 4 đến 6 giờ, không vượt quá 10 viên trong 24 giờ. Lượng acetaminophen tối đa hàng ngày không được vượt quá 4.000 mg.

Giống như tất cả các loại thuốc, hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc khuyến cáo trên nhãn thuốc. Tylenol có nhiều độ mạnh khác nhau, vì vậy người dùng cần phải hết sức cẩn thận để biết chính xác lượng thuốc mình đang dùng.

3. Một số cảnh báo khi dùng thuốc

Tylenol là một loại thuốc giảm đau an toàn và được dung nạp tốt, nhưng giống như tất cả các loại thuốc khác thuốc cũng có những tác dụng phụ nếu như lạm dùng, đó là lý do tại sao phải tuân theo hướng dẫn dùng thuốc.

3.1 Tylenol có thể gây tổn thương gan

Mối nguy hiểm lớn nhất liên quan đến tylenol là tổn thương gan do sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Quá nhiều tylenol có thể dẫn đến suy gan.

Không uống rượu trong khi dùng tylenol, vì có thể gây thêm căng thẳng cho gan, tăng thêm bất lợi.

3.2 Phản ứng dị ứng

Có một số tác dụng phụ nhỏ liên quan đến việc sử dụng tylenol, nhưng các tác dụng phụ nguy hiểm nhất bao gồm phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng tấy cơ thể, khàn giọng, khó thở hoặc khó nuốt. Tất cả các triệu chứng và dấu hiệu này đều có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ.

Tylenol có mặt trong nhiều loại thuốc không kê đơn và kê đơn như các chế phẩm trị ho và cảm lạnh và thuốc giảm đau opioid. Nói cách khác, liều lượng tylenol có thể tăng lên nếu người dùng vô tình sử dụng các sản phẩm có cùng hoạt chất. Đây là lý do tại sao, vào năm 2011, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã giới hạn hàm lượng ở mức 325mg acetaminophen trong sản phẩm kết hợp với thuốc kê đơn để tránh dùng quá liều.

photo-1646802553702

Lạm dụng tylenol giảm đau có thể gây đau đầu tái phát

3.3 Đau đầu tái phát

Đối với những người bị đau đầu mãn tính, lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn có thể dẫn đến đau đầu tái phát.

Đau đầu tái phát có xu hướng xảy ra hàng ngày hoặc cách ngày và thường bắt đầu vào buổi sáng, hết sau khi uống thuốc, trở lại khi thuốc hết tác dụng.

Nếu bạn thường bị hai cơn đau đầu trở lên mỗi tuần hoặc cần nhiều thuốc hơn liều khuyến cáo để giảm đau, hãy đi khám hoặc trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc thích hợp.

Tylenol nên luôn được sử dụng thận trọng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, cũng như ở trẻ em.

4. Một vài lưu ý khi dùng thuốc

Mặc dù tylenol nói chung là một lựa chọn hợp lý và hiệu quả để giảm đau đầu do căng thẳng, nhưng hãy thận trọng về hàm lượng tylenol hoặc bất kỳ loại thuốc đau đầu nào khác mà bạn đang dùng theo thời gian.

Cần tìm hiểu về nguyên nhân khiến bạn đau đầu, chẳng hạn như thiếu ngủ hoặc thiếu dinh dưỡng…

Ăn một bữa ăn nhẹ lành mạnh hoặc nhắm mắt lại có thể giúp bạn thự giãn và thậm chí có thể làm dịu cơn đau đầu dai dẳng mà không cần phải dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/dung-tylenol-tri-nhuc-dau-nguoi-benh-covid-19-can-luu-y-gi-169220309122853838.htm


DS. Nguyễn Thu Giang
Đường dây nóng

Danh sách số điện thoại các bệnh viện

Bệnh viện Bạch Mai 09669 85 1616
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 0969 24 1616
Bệnh viện E 0912 16 8887
Bệnh viện Nhi Trung ương 0372 88 4712
Bệnh viện Phổi Trung ương 0967 94 1616
Bệnh viện Việt Nam - Thủy Điển - Uông Bí 0966 68 1313
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 0913 39 4495
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 0945 31 3999
Bệnh viện Trung ương Cần Thơ 0907 73 6736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội 0982 41 4127
Bệnh viện Vinmec Hà Nội 0934 47 2768
Bệnh viện Đà Nẵng 9093 58 3881
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh 0967 34 1010
Bệnh viện Nhi đồng 1 0913 11 7965
Bệnh viện Nhi đồng 2 0798 42 9841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai 0819 63 4807
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa 0913 46 4257
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa 0965 37 1515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 0989 50 6515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn 0396 80 2226
Bệnh viện Chợ Rẫy 0977 010 200
Top