CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19

Những đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

03/05/2023 11:04 (GMT+7)

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng hướng dẫn về đối tượng, lịch tiêm chủng vaccine bắt buộc trong Tiêm chủng mở rộng như sau:

  • Trẻ sơ sinh: vaccine viêm gan B.
  • Trẻ < 01 tuổi: vaccine BCG, bOPV, DPT-VGB-Hib, IPV, Sởi.
  • Trẻ 01 - 05 tuổi: vaccine viêm não Nhật Bản B.
  • Trẻ 18 - 24 tháng: vaccine sởi-rubella, DPT.
  • Phụ nữ có thai: vaccine uốn ván.
Những đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc - Ảnh 1.

Tiêm vaccine cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh: HCDC

Cũng tại văn bản này, Cục Y tế dự phòng cho biết đối tượng, lịch tiêm chủng các vaccine khác đưa vào Tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới bao gồm:

  • Trẻ dưới hoặc trên 1 tuổi: vaccine IPV mũi 2 (Vaccine này sẽ tiếp tục được triển khai tiêm miễn phí cho trẻ từ 9 tháng tuổi trên toàn quốc theo dự án do GAVI hỗ trợ).
  • Trẻ 07 tuổi: vaccine phòng bạch hầu, uốn ván sẽ được triển khai cho trẻ từ 07 tuổi tại vùng nguy cơ cao theo đề xuất của các tỉnh, thành phố.
  • Trẻ dưới 01 tuổi: vaccine Rota.

Các vaccine được đưa vào trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế, tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Về những lo ngại liên quan đến một số bệnh của trẻ do 'khoảng trống' về tiêm chủng mở rộng trong thời gian 3 năm chống dịch COVID-19, tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch trước nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4- 1/5 diễn ra mới đây, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân nhấn mạnh các địa phương cần đẩy nhanh rà soát, lập danh sách trẻ chưa tiêm đủ mũi vaccine, ví dụ như vaccine sởi để lên kế hoạch tiến hành tiêm vét kịp thời…

Liên quan đến công tác tiêm chủng, trong Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm 2023 (từ ngày 24 - 30/4), Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) khuyến khích các nỗ lực tại Việt Nam nhằm đảo ngược tình trạng sụt giảm đáng kể tỷ lệ tiêm chủng các mũi vaccine thiết yếu khiến nhiều trẻ em không được bảo vệ trước các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Đại dịch COVID-19 là thách thức đối với tất cả các quốc gia, nhưng với sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết liệt của Chính phủ cùng với những nỗ lực của cộng đồng tại Việt Nam đã giúp bảo vệ cuộc sống của người dân, duy trì phát triển kinh tế xã hội.

Theo WHO, Việt Nam được công nhận trên toàn cầu là đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 liều cơ bản một cách nhanh chóng và an toàn trên quy mô lớn. Việt Nam đã đảm bảo vaccine đến được khắp mọi nơi trên toàn quốc để bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương nhất.

Tuy nhiên, chính trong giai đoạn thử thách này đã xảy ra những trở ngại đáng kể đối với việc bao phủ tiêm chủng định kỳ cho trẻ em, do các dịch vụ y tế bị gián đoạn, các trung tâm y tế phải đóng cửa, các gia đình thực hiện giãn cách xã hội, và việc xuất nhập khẩu vaccine, bơm kim tiêm cũng như các vật tư y tế khác cho tiêm chủng định kỳ bị gián đoạn...


Thái Bình
Đường dây nóng

Danh sách số điện thoại các bệnh viện

Bệnh viện Bạch Mai 09669 85 1616
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 0969 24 1616
Bệnh viện E 0912 16 8887
Bệnh viện Nhi Trung ương 0372 88 4712
Bệnh viện Phổi Trung ương 0967 94 1616
Bệnh viện Việt Nam - Thủy Điển - Uông Bí 0966 68 1313
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 0913 39 4495
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 0945 31 3999
Bệnh viện Trung ương Cần Thơ 0907 73 6736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội 0982 41 4127
Bệnh viện Vinmec Hà Nội 0934 47 2768
Bệnh viện Đà Nẵng 9093 58 3881
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh 0967 34 1010
Bệnh viện Nhi đồng 1 0913 11 7965
Bệnh viện Nhi đồng 2 0798 42 9841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai 0819 63 4807
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa 0913 46 4257
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa 0965 37 1515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 0989 50 6515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn 0396 80 2226
Bệnh viện Chợ Rẫy 0977 010 200
Top