CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19

Sau tiêm vaccine COVID-19 bị rụng tóc khiến nhiều người lo lắng, bác sĩ khuyên gì?

22/10/2021 10:18 (GMT+7)

Sau tiêm vaccine COVID-19, một số người, đặc biệt là chị em, bị rụng tóc và băn khoăn liệu đây có phải do tác dụng phụ của vaccine hay không.

BS. Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng phía Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết với một số lo lắng của người dân sau khi tiêm vaccine như rụng tóc hay rối loạn kinh nguyệt… thực ra là không có căn cứ để khẳng định.

Theo BS. Thái, những phản ứng thông thường có thể xảy ra khi tiêm vaccine COVID-19 đã được ghi nhận như: sưng đau tại chỗ, sốt hay một số phản ứng khác ít gặp hơn như chóng mặt, buồn nôn, cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon miệng.

Mỗi cá thể có đáp ứng khác nhau và hoàn toàn có thể bị tác động bởi một lý do nào đó trùng hợp sau khi tiêm vaccine. Ví dụ việc căng thẳng, thiếu cân bằng dinh dưỡng, thậm chí tới khoảng thời gian dễ bị rụng tóc sinh lý, rụng tóc theo mùa… cũng có thể khiến bạn bị rụng tóc và lo lắng vì điều đó.

 - Ảnh 2.

Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài, BS Thái khuyên nên đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân.

Ngoài ra, các phản ứng sau khi tiêm vaccine như sốt, sưng đau tại chỗ… chỉ xuất hiện khoảng vài ngày. Một số trường hợp đặc biệt có thể có tình trạng bất thường kéo dài hơn do đặc tính đáp ứng miễn dịch của cơ thể khác nhau. Thế giới đã ghi nhận hiện tượng "sương mù não", tức đầu óc suy nghĩ luẩn quẩn, "không thông" xuất hiện ở người tiêm vaccine COVID-19 trong khoảng một tháng nhưng rất hiếm gặp và sau đó cũng sẽ tự hết.

Thông thường, các rối loạn của cơ thể sau khi tiêm vaccine có thể xuất hiện và kéo dài tới khoảng một tháng. Tuy nhiên, nếu giải quyết bằng việc bổ sung dinh dưỡng, sử dụng một số loại thuốc mang tính chất giảm viêm… cũng có thể làm các hiện tượng này kết thúc sớm hơn. Lưu ý, việc dùng thuốc như thế nào, tuyệt đối phải có chỉ định của bác sĩ.

Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài, BS. Thái khuyên nên đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời; không nên tự suy luận và quy kết các vấn đề bất thường của cơ thể sau khi tiêm vaccine bởi hoàn toàn có thể do những lý do trùng hợp khác.

https://suckhoedoisong.vn/sau-tiem-vaccine-covid-19-bi-rung-toc-khien-nhieu-nguoi-lo-lang-bac-si-khuyen-gi-169211021161200154.htm

Q.An
Đường dây nóng

Danh sách số điện thoại các bệnh viện

Bệnh viện Bạch Mai 09669 85 1616
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 0969 24 1616
Bệnh viện E 0912 16 8887
Bệnh viện Nhi Trung ương 0372 88 4712
Bệnh viện Phổi Trung ương 0967 94 1616
Bệnh viện Việt Nam - Thủy Điển - Uông Bí 0966 68 1313
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 0913 39 4495
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 0945 31 3999
Bệnh viện Trung ương Cần Thơ 0907 73 6736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội 0982 41 4127
Bệnh viện Vinmec Hà Nội 0934 47 2768
Bệnh viện Đà Nẵng 9093 58 3881
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh 0967 34 1010
Bệnh viện Nhi đồng 1 0913 11 7965
Bệnh viện Nhi đồng 2 0798 42 9841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai 0819 63 4807
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa 0913 46 4257
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa 0965 37 1515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 0989 50 6515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn 0396 80 2226
Bệnh viện Chợ Rẫy 0977 010 200
Top