CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19

Tiêm vaccine mũi bổ sung và mũi nhắc lại ngừa Covid-19 ở Thái Bình đạt thấp

23/05/2022 20:53 (GMT+7)

Tỉnh Thái Bình đã hoàn thành việc tiêm bao phủ hai mũi vaccine cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên từ khá sớm, nhưng hiện nay việc triển khai tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại đang gặp nhiều khó khăn.

Tiêm vaccine mũi bổ sung và mũi nhắc lại ngừa Covid-19 ở Thái Bình đạt thấp - Ảnh 1.

Lực lượng y tế cơ sở ở Thái Bình rà soát, thống kê đối tượng tiêm vaccine ngừa Covid-19

Từ tháng 4/2021, Thái Bình bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 1,245 triệu người từ 18 tuổi trở lên; 150 nghìn trẻ độ tuổi từ 12-17 tuổi và 207 nghìn trẻ độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Tính đến hết ngày 22/5, Thái Bình đã thực hiện 46 đợt tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Trong đó, 100% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ hai mũi; 99,18% số trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ hai mũi vaccine.

Tuy nhiên, việc triển khai các mũi tiêm bổ sung và nhắc lại để duy trì miễn dịch với Covid-19 chưa đạt được như mong muốn. Cụ thể, mũi bổ sung cho  người từ 18 tuổi trở lên mới đạt 27,38%; mũi nhắc lại lần 1 đạt 55,47% và nhắc lại lần 2 đạt con số rất khiêm tốn 0,12%.

Lý giải về tiến độ tiêm đạt thấp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình giải thích: Sau khi các hoạt động xã hội mở cửa trở lại, sự biến động dân cư lớn. Một bộ phận người dân tỉnh Thái Bình đi lao động, học tập tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, dẫn đến không thể nắm bắt, quản lý, thống kê được đối tượng tiêm vaccine.

Mặt khác, một bộ phận người dân đã mắc Covid-19, hiện chưa đủ khoảng cách 3 tháng sau khi mắc để tiêm mũi nhắc lại lần 2. Bên cạnh đó, có thể thấy rõ tâm lý e ngại, chủ quan, coi Covid-19 là bệnh thông thường, do đó không muốn tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại.

Một khó khăn nữa cho địa phương, đó là vaccine sau khi tiếp nhận có thời gian sử dụng không dài. Nếu bảo quản ở nhiệt độ từ +2 đến +8 độ C, vaccine Pfizer chỉ có thời gian sử dụng 31 ngày; vaccine Moderna có thời gian sử dụng 30 ngày.

Mặt khác, các đơn vị y tế tuyến cơ sở cũng đang rơi vào tình trạng quá tải, gặp nhiều áp lực. Hiện nay, nhân lực hạn chế, trong khi khối lượng công việc thực hiện lại rất lớn.

Ông Phạm Quang Hòa, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình, cho biết: Để khắc phục tình trạng này, địa phương đã tiến hành tuyên truyền, rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vaccine.

Cụ thể, các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để thống kê, lập danh sách những người đủ điều kiện tiêm mũi cơ bản, mũi bổ sung, mũi nhắc lại lần 1 và lần 2 theo thời gian; người đã mắc Covid-19 bảo đảm không để sót lọt đối tượng.

Ngoài ra, chỉ đạo rà soát số người lao động tại các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên để tổ chức tiêm vaccine. Có các biện pháp, hình thức xử lý các doanh nghiệp cố tình không hợp tác, để người lao động lỡ thời điểm tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại.

Theo baonhandan.vn
Đường dây nóng

Danh sách số điện thoại các bệnh viện

Bệnh viện Bạch Mai 09669 85 1616
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 0969 24 1616
Bệnh viện E 0912 16 8887
Bệnh viện Nhi Trung ương 0372 88 4712
Bệnh viện Phổi Trung ương 0967 94 1616
Bệnh viện Việt Nam - Thủy Điển - Uông Bí 0966 68 1313
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 0913 39 4495
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 0945 31 3999
Bệnh viện Trung ương Cần Thơ 0907 73 6736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội 0982 41 4127
Bệnh viện Vinmec Hà Nội 0934 47 2768
Bệnh viện Đà Nẵng 9093 58 3881
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh 0967 34 1010
Bệnh viện Nhi đồng 1 0913 11 7965
Bệnh viện Nhi đồng 2 0798 42 9841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai 0819 63 4807
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa 0913 46 4257
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa 0965 37 1515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 0989 50 6515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn 0396 80 2226
Bệnh viện Chợ Rẫy 0977 010 200
Top