CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19

TP.HCM lên kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho người dân

18/05/2022 11:17 (GMT+7)

Người dân từ 50 tuổi trở lên và người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến nặng và người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 là những đối tượng được ưu tiên.

TP.HCM lên kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho người dân  - Ảnh 1.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lớn tuổi trên xe lưu động. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân sinh sống trên địa bàn thành phố nhằm bảo đảm tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19, tạo miễn dịch bền vững.

Theo kế hoạch, người dân từ 50 tuổi trở lên và người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến nặng và người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp) là những đối tượng được ưu tiên tiêm liều nhắc lại lần 2.

Tính đến đến ngày 13/5/2022, Thành phố Hồ Chí Minh có gần 1,9 triệu người trên 50 tuổi được tiêm mũi 4 trong đợt này. Loại vaccine được sử dụng là vaccine mRNA (vaccine do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất) và vaccine do AstraZeneca sản xuất, vaccine cùng loại với mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3).

Khoảng cách tiêm mũi 4 ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi 3. Riêng người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 phải trì hoãn tiêm chủng 3 tháng kể từ ngày mắc bệnh. Thành phố sẽ triển khai tiêm mũi 4 ngay khi được Bộ Y tế cung ứng vaccine theo nguyên tắc đơn vị nào chuẩn bị sẵn sàng và bảo đảm an toàn tiêm chủng thì triển khai.

Về địa điểm tiêm chủng, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các điểm tiêm lưu động trên từng địa bàn. Đối với những người lao động đang làm việc hoặc đang điều trị nội trú tại đơn vị sẽ được tổ chức tiêm tại bệnh viện. Riêng những trường hợp di chuyển khó khăn hoặc không thể di chuyển đến các điểm tiêm sẽ được hỗ trợ tiêm tại nhà.

Ủy ban Nhân dân thành phố giao cho các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm lập danh sách người đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4; dự trù số lượng vaccine cần sử dụng; thực hiện tiếp nhận nguồn vaccine từ Bộ Y tế và bảo quản đúng quy định, yêu cầu chuyên môn để tổ chức tiêm an toàn, chất lượng, đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức nhiều hình thức tiêm chủng đáp ứng nhu cầu của người dân, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các điểm tiêm chủng cần đảm bảo quy trình tiêm chủng, chuẩn bị các phương án xử lý sự cố sau tiêm chủng, bố trí các đội cấp cứu sẵn sàng tiếp nhận, xử trí ban đầu các trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine.

Song song với việc triển khai tiêm vaccine mũi 4, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và triển khai ký xác nhận "Hộ chiếu vaccine;" đồng thời, đẩy mạnh truyền thông rộng rãi đến người dân về tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4, hướng dẫn lịch tiêm, cách thức đăng ký và các điểm thực hiện tiêm…./.

Theo vietnamplus.vn
Đường dây nóng

Danh sách số điện thoại các bệnh viện

Bệnh viện Bạch Mai 09669 85 1616
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 0969 24 1616
Bệnh viện E 0912 16 8887
Bệnh viện Nhi Trung ương 0372 88 4712
Bệnh viện Phổi Trung ương 0967 94 1616
Bệnh viện Việt Nam - Thủy Điển - Uông Bí 0966 68 1313
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 0913 39 4495
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 0945 31 3999
Bệnh viện Trung ương Cần Thơ 0907 73 6736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội 0982 41 4127
Bệnh viện Vinmec Hà Nội 0934 47 2768
Bệnh viện Đà Nẵng 9093 58 3881
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh 0967 34 1010
Bệnh viện Nhi đồng 1 0913 11 7965
Bệnh viện Nhi đồng 2 0798 42 9841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai 0819 63 4807
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa 0913 46 4257
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa 0965 37 1515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 0989 50 6515
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn 0396 80 2226
Bệnh viện Chợ Rẫy 0977 010 200
Top